Doping là gì? Tại sao lại bị cấm trong thể thao

Cầu thủ, VĐV sử dụng doping sẽ bị tước quyền thi đấu và danh hiệu

Doping là gì chắc hẳn là khái niệm mà nhiều người khá thắc mắc bởi họ vẫn thường nghe thấy một số tin tức cầu thủ bị tước quyền thi đấu do sử dụng Doping. Cụ thể doping có thành phần gì và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Bạn hãy cùng Bksports.shop theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về chất cấm này trong thể thao nhé. 

Tìm hiểu doping là gì? Một số thành phần chính

Doping là một thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1889 với ý nghĩa là một hợp chất dạng thuốc phiện dùng trong đua ngựa. Trên thực tế, doping lần đầu được tạo ra với mục đích phục vụ trong y tế giúp cho hệ thần kinh của bệnh nhân được kích thích từ đó cải thiện chức năng thần kinh của họ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sử dụng doping khi điều trị có sức khỏe bền hơn và rất hưng phấn, chính vì thế mà sau này nhiều kẻ xấu đã lợi dụng để mang hợp chất này vào thể thao để gian lận.

Doping là gì?
Doping là gì?

Doping trong thể thao có nghĩa là gì?

Doping trong thể thao là một loại hỗn hợp có khả năng tăng sức khỏe cho các cầu thủ, vận động viên trước khi tham gia thi đấu. Khi sử dụng doping họ sẽ có sức khỏe tăng lên đột biến khiển bản thân có thể hoạt động liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi. Doping được điều chế với nhiều hình dạng khác nhau và được sử dụng trong thể thao lần đầu tiên vào năm 1989. Điều này là không công bằng cho các VĐV còn lại vì thế tất cả các tổ chức thể thao đều cấm sử dụng. 

Các thành phần có trong doping

Một số thành phần chính có trong doping có thể bao gồm những thành phần sau:

  • Chất kích thích: đây là các chất giúp giảm mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo sẽ giúp VĐV thi đấu trong thời gian dài hơn so với thông thường. 
  • Hormone tăng trưởng: đây là hormone có trong não và xương cho nên nó sẽ giúp phục hồi nhanh chóng sau tập luyện và tăng thêm sức mạnh.
  • Sterod Anabolic: loại doping này rất phổ biến, nó có tác dụng cơ bắp và sức mạnh tuy nhiên nó lại gây nên tác dụng phụ khiến rối loạn tim mạch và giảm ham muốn.
  • Peptide: giúp cải thiện khả năng vận chuyển oxy nên VĐV có thể thi đấu được trong thời gian dài.
Có rất nhiều thực phẩm có chứa chất kích thích là doping
Có rất nhiều thực phẩm có chứa chất kích thích là doping

Một số thực phẩm có chứa doping

Nhiều người không phải cố ý sử dụng doping mà trong quá trình sử dụng thực phẩm họ vô tình dính doping do trong những loại thực phẩm này có chứa một số chất dùng để điều chế doping. Một số thực phẩm có chứa doping bao gồm: nước tăng lực, giăm bông, xúc xích, các sản phẩm thịt có chứa chất Clenbuterol,… Đây đều là những thực phẩm quen thuộc được nhiều người sử dụng vì thế các cầu thủ, VĐV cần phải chú ý để không bị dính doping ảnh hưởng đến sự nghiệp. 

Mục đích của việc cấm doping là gì?

Rõ ràng so với người không sử dụng doping thì những người gian lận này chiếm ưu thế hơn khi họ có thể tham gia thi đấu dài hơn so với bình thường. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành tích khi kết thúc vì thế hầu hết các tổ chức thể thao trên thế giới đều có quy định cấm sử dụng doping trong thể thao dưới mọi hình thức. Mục đích của việc cấm doping là gì?

Đảm bảo tính công bằng trong thi đấu

Việc cấm doping trong thi đấu thể thao đã là chuyện đương nhiên mặc dù vậy trước các cược thi, giải đấu ban tổ chức đều tiến hành kiểm tra doping. Việc làm này để đảm bảo tính công bằng, không có sự chênh lệch quá lớn giữa các đội và các VĐV khi tham gia thi đấu. 

Cấm doping để đảm bảo tính công bằng khi thi đấu
Cấm doping để đảm bảo tính công bằng khi thi đấu

Đảm bảo sức khoẻ của các VĐV 

Như đã giới thiệu thì trong doping có chứa rất nhiều chất kích thích ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể người dùng như: thần kinh, mạch máu, cơ, tim phổi,…. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, nếu sử dụng liên tục thì người dùng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ rất nghiêm trọng. Việc cấm doping sẽ đảm bảo được các cầu thủ, VĐV có thể thi đấu lâu dài với sức khoẻ tốt nhất. 

Những hình phạt cho cầu thủ sử dụng doping

Nếu ban tổ chức phát hiện cầu thủ, VĐV sử dụng doping để tăng hiệu suất thi đấu của mình thì các cơ quan sẽ dựa vào chỉ số doping trong người để có hình thức phạt tương ứng. Thường thì các cầu thủ, VĐV sẽ bị cấm thi đấu trong thời gian từ 3 tháng trở lên, thậm chí nếu quá nghiêm trọng sẽ cấm thi đấu vĩnh viễn. Trên thực tế thì bộ môn thể thao nào cũng có thể áp dụng doping tuy nhiên những bộ môn đòi hỏi có sự vận động nhiều sẽ sử dụng nhiều hơn. 

Cầu thủ, VĐV sử dụng doping sẽ bị tước quyền thi đấu và danh hiệu
Cầu thủ, VĐV sử dụng doping sẽ bị tước quyền thi đấu và danh hiệu

Chưa dừng lại ở việc bị tước quyền thi đấu mà các cầu thủ, VĐV cũng khiến người hâm mộ thất vọng, từ đó lượng người ủng hộ và theo dõi cũng khó có thể ủng hộ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp vô tính dính doping trong thức ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh thì sẽ được giảm bớt tội hơn. Sẽ không có cấm vĩnh viễn nhưng vẫn sẽ bị phạt 1-2 năm liền. Ngoài ra các danh hiệu đã được nhận trong giải đấu đó cũng sẽ bị thu hồi và không được công nhận.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn doping là gì để chú ý sử dụng thực phẩm tránh dính phải chất kích thích này. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các cầu thủ, VĐV sẽ tránh được việc sửu dụng này để không ảnh hưởng đến sực nghiệp của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *